Retinol được biết đến là một trong những "thần dược" đa-zi-năng khi có thể cùng lúc giải quyết được nhiều vấn đề của làn da như: ngăn lão hóa, làm giảm đáng kể nếp nhăn, xóa mờ vết thâm, trị mụn hay làm đều màu da… Tuy nhiên, việc thêm retinol vào quy trình chăm sóc da hằng ngày lại không hề đơn giản như các nàng tưởng, cần phải rất cẩn thận và tuân theo nhiều nguyên tắc khi sử dụng. Bên cạnh đó, xung quanh việc dùng retinol cũng có rất nhiều những hiểu lầm mà nếu không được tháo gỡ thì rất có thể, retinol sẽ tác động xấu đến làn da. Và dưới đây chính là những lời "đồn đại" thường nghe về retinol cùng những lời giải thích từ bác sĩ da liễu để các nàng yên tâm hơn khi sử dụng.
1.Retinol cải thiện làn da bằng cách tẩy da chết
Chúng ta thường nghĩ rằng retinol có thể loại bỏ tế bào chết để giúp cải thiện làn da; tuy nhiên, theo bà Dana L. Sachs – giáo sư về ngành da liễu tại Đại học y Michigan: "Retinol có thể gây bong tróc da và đỏ rát, nhưng đấy là biểu hiện của kích ứng da chứ không phải là do khả năng tẩy tế bào chết". Bên cạnh đó, giáo sư cũng lưu ý thêm: "Sự bong tróc không khiến cho làn da trở nên tốt hơn, thậm chí đây còn là lý do mà hầu hết mọi người bỏ cuộc với retinol". Bởi vậy, retinol không phát huy hiệu quả của mình bằng cách tẩy da chết mà công việc chính của retinol là kích thích sản sinh collagen, giúp làm mịn và căng da cũng như xóa tan những vết thâm, làm đều màu da.
2. Không thoa retinol vào ban ngày bởi nó khiến làn da dễ bị cháy nắng
Theo giáo sư gia liễu Dana L. Sachs: "Đây chính là một trong những lời đồn đại thường thấy nhất về retinol. Thực chất, retinol chỉ bị phá hủy và vô hiệu hóa trong ánh nắng; vì vậy mà retinol luôn được đựng trong những chai tối màu và được khuyên dùng vào ban đêm để chắc chắn rằng, retinol sẽ phát huy tác dụng cải thiện làn da chứ không gây cháy nắng như nhiều người vẫn nghĩ".
3. Bạn nên thoa retinol vào lúc da khô
Về thời điểm thích hợp để thoa retinol thì giáo sư da liễu Dana L. Sachs cho rằng: "Tôi biết là hướng dẫn trong các sản phẩm chứa retinol luôn khuyên bạn nên đợi đến khi làn da khô hoàn toàn thì mới được thoa. Tuy nhiên, không có bất cứ bằng chứng khoa học nào cho thấy thoa retinol khi da ẩm ướt sẽ khiến làn da của bạn nhạy cảm hơn". Bên cạnh đó, giáo sư cũng lưu ý thêm: "Thoa retinol lên làn da ướt cũng không giúp tăng hiệu quả chăm sóc da lên là mấy".
4. Nên dừng thoa retinol nếu làn da có dấu hiệu kích ứng
Tình trạng kích ứng sau khi dùng retinol như: đỏ rát, da khô hơn bình thường hay bong tróc… là 1 phần của quá trình và theo như bác sĩ da liễu Jonathan Weiss tại Atlanta, Mỹ: "Chúng ta nên hiểu rằng sau 2 – 3 tuần, các tế bào da sẽ hòa hợp, tương thích với retinoic acid và các dấu hiệu kích ứng cũng giảm dần". Và nếu tình trạng kích ứng kéo dài, khiến bạn thấy không thoải mái thì theo giáo sư Dana Sachs: "Hãy giảm tần suất thoa retinol xuống 1 lần/tuần hoặc chuyển sang sản phẩm dịu nhẹ hơn".
5. Không thoa retinol lên vùng da nhạy cảm dưới mắt
Sẽ không có bất cứ vấn đề gì nếu bạn thoa retinol lên vùng da dưới mắt; thậm chí bạn rất nên làm vậy bởi đây là nơi đầu tiên cho thấy dấu hiệu lão hóa. Theo bác sĩ Weiss: "Nhiều nghiên cứu cho rằng khi việc bạn thoa retinol trực tiếp lên vùng da dưới mắt sẽ cho hiệu quả ngăn ngừa nếp nhăn tốt nhất. Và làn da dưới mắt sẽ không bị đỏ rát hay bong tróc hơn bất cứ vùng nào khác trên gương mặt".
6. Bạn sẽ cần đợi 6 tuần mới thấy được sự thay đổi của làn da nhờ retinol
"Chúng tôi ước là như vậy nhưng thực ra, retinol cần đến gấp đôi, gấp 3 lần như vậy", theo giáo sư da liễu Gary Fisher đến từ đại học Michigan. "Thậm chí còn có sản phẩm hứa hẹn cho kết quả nhìn thấy được trong vỏn vẹn vài ba tuần nhưng theo kinh nghiệm của tôi, sẽ mất trung bình khoảng 12 tuần để làn da thực sự được cải thiện nhờ retinol. Vì vậy, hãy chuẩn bị tinh thần rằng bạn sẽ phải kiên trì chờ đợi những lợi ích từ retinol trong 1 khoảng thời gian dài".
PÔNG!!